Trám răng
Trám răng
Trám răng là gì?
Là biện pháp điều trị phổ biến trong nha khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết bản chất và hiệu quả của phương pháp này. Tâm lý chung của mọi người là khi nào răng miệng trục trặc gây đau nhức, khó khăn trong quá trình ăn nhai thì lúc ấy mới đến khám nha sỹ, chứ không hề có khái niệm khám răng định kỳ. Cũng vì thế mà mức độ trầm trọng của răng đã trở nặng ảnh hưởng đến tủy răng.
Trám răng giúp khôi phục lại hình dáng, chức năng ăn nhai của răng bằng một vật liệu nhân tạo. Nha sỹ sẽ làm sạch bề mặt sâu răng và sau đó đắp vật liệu trám lên bề mặt răng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo axit phá hủy men răng. Vật liệu nhân tạo này trong nghành nha khoa gọi là trám răng thẩm mỹ composite có màu giống men răng nên rất thẩm mỹ. Thực tế trám răngkhông phải là cách chấm dứt bệnh sâu răng mà chỉ là khôi phục hình dáng, chức năng của răng bằng vật liệu chuyên dụng. Composite là một nhựa tổng hợp nên không thể thay thế cho lớp men và ngà răng, nên chúng rất dễ bị sút miếng trám hoặc qua thời gian màu của miếng trám sẽ sậm hơn.
Bạn nên nhớ rằng không phải sau khi trám thì chiếc răng ấy sẽ không bị sâu nữa, đó là suy nghĩ rất sai lầm, tuy trám rồi nhưng nếu bạn vệ sinh răng không sạch hoặc ăn uống không kỹ thì sâu răng vẫn có thể tái phát. Đặc biệt, khi trám đi trám lại nhiều lần trên cùng một chỗ thì lỗ sâu ngày càng to, cấu trúc răng sẽ yếu dần và thậm chí đến tủy răng. Nếu răng sâu mà gây đau nhức thì bắc buột phải lấy tủy, lúc này thì bạn sẽ mất thời gian đi lại, đau đớn và chi phí nhiều.
Nguyên nhân gây sâu răng :
Sâu răng là do mất cân bằng giữa sự tạo khoáng tự nhiên của men răng và sự hủy khoáng men răng bởi tác động axit bám trên răng .
Tuy nhiên, khi được đưa đến nha sỹ để trám răng thì bệnh nhân lại lo lắng “trám răng có đau không?”. Thực tế cho thấy, trám răng không gây đau đớn như nhiều bệnh nhân lo lắng. Trong quá trình được nha sỹ trám răng,bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi mỏi ở vùng răng được trám, thời gian trám khoảng 5-10 phút tùy vào lỗ sâu, sau khi trám xong, thực hiện theo các hướng dẫn của nha sỹ, khoảng 10 phút sau bệnh nhân sẽ có cảm giác nhai bình thường và không đau răng.
Để không bị ám ảnh bởi câu hỏi “trám răng có đau không?”, chúng ta nên chăm sóc răng miệng sạch sẽ hàng ngày như nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn, đánh răng hai lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa flour, hạn chế sử dụng các thực phẩm gây hỏng men như trà, cafe, thuốc lá… không ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh làm tổn thương lợi, răng, nên định kì kiểm tra răng 2 lần/ năm để đảm bảo răng của bạn luôn khỏe mạnh và chắc chắn nhất.
Vì vậy chỉ có biện pháp phòng ngừa kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách thì mới gỉam được nguy cơ sâu răng, nhất là trẻ em trong giai đoạn răng sữa thì quý phụ huynh nên quan tâm và luôn theo dõi. Vì thế nên trám răng phòng ngừa đang được nhiều người sử dụng, trám phòng ngừa các răng hàm cũng là cách tránh được các tác nhân gây bệnh sâu răng.
Trám răng phòng ngừa là nha sỹ sẽ không mài hay làm bất cứ động tác nào tổn hại đến men răng, chỉ là phủ một lớp vật liệu trám lên trên mặt nhai của những răng hàm. Nhằm làm phẳng những rãnh, trũng trên mặt nhai dễ dàng trong lúc vệ sinh răng, ngăn chặn không cho vi khuẩn cư ngụ và tấn công, do đó tác dụng phòng ngừa này rất hiệu quả. Trám răng phòng ngừanày chỉ áp dụng cho những răng chưa bị sâu nhé. Qúa trình trám răng diễn ra nhanh chóng với thủ thuật đơn giản không gây đau nhức và chi phí cũng mềm nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị.
Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị sâu răng vì chưa biết cách vệ sinh răng cũng như phụ huynh lơ là trong khâu chăm sóc răng cho bé. Vì thế bạn nên đầu tư, bảo vệ hàm ngọc của bé đặc biệt khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Độ tuổi nha sỹ khuyến khích trám phòng ngừa ở độ tuổi từ 6-12. Và tất nhiên thanh thiếu niên hay ở người lớn cũng có thể thực hiên phương pháp này nhưng có lẽ sẽ hạn chế hơn vì ở người lớn thì ai cũng ý thức được hệ quả của sâu răng gây nên.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.
CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK